Bể phốt là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng bể phốt

23/06/2020 871 lượt xem seo

Trong bất kỳ một công trình xây dựng nào, khi xây dựng, người ta phải luôn xây kèm những bể phốt phía dưới của công trình xây dựng đó. Với sự phổ biến và được nhiều người nghe đến cái tên bể phốt, nhưng không phải ai cũng thực sự biết bể phốt là gì, có chức năng ra sao và xây dựng như thế nào. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề trên thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bể phốt trong bài viết dưới đây nhé.

xây dựng bể phốt

Hoạt động của hệ thống bể phốt là thắc mắc của nhiều người

Bể phốt là gì?

Bể phốt là bể chứa các chất thải sinh hoạt gia đình từ bồn cầu. Qua một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào các điều kiện thiết yếu như chủ quan, các chất thải này sẽ bị phân hủy bởi hoạt động của các vi sinh vật, sẽ biến chuyển thành thể lỏng, rồi sau đó theo ống thoát nước chảy ra bên ngoài bên ngoài môi trường.

xây dựng bể phốt

Bể phốt là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Chính vì là nơi chứa chất thải từ sáu khi sử dụng cho đến khi chất thải đó bị phân hủy nên vai trò của những chiếc bể phốt là cực kỳ quan trọng. Rất khó có thể tưởng tượng được môi trường ngày nay chúng ta sống xung quanh nếu không có bể phốt thì sẽ thế nào.

Ngày nay, người ta thường sử dụng bể phốt ba ngăn bởi sự hiệu quả, khoa học, sạch sẽ khi sử dụng. Bể phốt 3 ngăn gồm có ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc, với mỗi ngăn có chức năng y như tên gọi của mình. Ngăn chứa sẽ là ngăn lớn nhất trong 3 ngăn, là nơi chứa tất cả các loại chất thải chưa phân hủy được thải xuống. Ngăn Lắng sẽ có nhiệm vụ  nhận các chất thải từ ngăn chứa, giũ các chất thải khó phân hủy như tóc hay kim loại. Cuối cùng ngăn lọc sẽ là nơi cuối cùng, giữ lại các chất thải lửng lơ trong hệ thống lọc thải và đẩy các chất thải đã được phân hủy hoàn toàn ra ngoài môi trường.

 

>> Xem ngay: Những lưu ý cần thiết trong sử dụng bể tự hoại

 

Điều kiện để các bể phốt hoạt động tốt

Xây dựng hoàn chỉnh, lắp đặt đúng hệ thống, hoạt động theo nguyên lý chính là những điểm quan trọng nhất giúp bể phốt hoạt động tốt. Ngoài ra các yếu tố khách quan như lưu lượng nước thải và thời gian chứa chất thải trong các bể và đặc biệt là hoạt động của các vi sinh vật cũng tác động đến sự hoạt động của bể phốt.

xây dựng bể phốt

Mô tả nguyên lý hoạt động của bể phốt nói chung

Một số lưu ý khi xây dựng, thiết kế và lắp đặt bể phốt

Khi xây dựng bể phốt, trước hết bạn cần phải xác định lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày gia đình bạn sử dụng là bao nhiêu để thiết kế xây dựng dung tích bể chứa cho hợp lý. Giữ khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt chất thải ít nhất là 1,2m. Thông thường bể phốt được sử dụng trong các hộ gia đình có 2 dạng kiểu xây bể phốt, một là xây bể dạng tròn thì bán kính tối thiểu của bể phốt là 0,7m; hai là, xây dựng bể phốt dạng hình chữ nhật, với thiết kế bể phốt như này, bạn hãy chú ý rằng kích thước chiều dài phải gấp 3 lần chiều rộng của bể phốt đó. Về độ dày của tường, tốt nhất là bạn nên xây tường với độ dày là từ 20cm trở lên. Nếu bạn có điều kiện thì hãy xây dày hơn nhằm mục đích tăng khả năng chống thấm, tránh tình trạng tường bị nứt sau một thời gian sử dụng.

Các ống dẫn nước ra vào phải được đặt so le nhau để quãng đường lọc thải chất thải là dài nhất. Đoạn ống nước thải đặt giữa bể lắng sang bể lọc nên đặt nằm ngang, tránh để tốc độ chảy quá nhanh để đảm bảo hiệu quả lọc chất thải tốt nhất có thể.

xây dựng bể phốt

Bản thiết kế mặt bằng của một chiếc bể phốt

Và trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết nhất bạn cần biết về bể phốt. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết được câu trả lời bể phốt là gì và những lưu ý cơ bản khi xây dựng một chiếc bể phốt trong gia đình. Nếu có thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết, hoặc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline hoặc ghé thăm trang web của Khali Nguyễn - đơn vị chuyên bán thiết bị lắp đặt nhà bếp, phòng tắm để được tư vấn, tham khảo thêm các sản phẩm liên quan nhé.

0 đánh giá Bể phốt là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng bể phốt

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận
Hotline: 0904501766 Zalo Trò chuyện qua Zalo

Zalo